Hiển thị các bài đăng có nhãn Cẩm nang nội chợ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cẩm nang nội chợ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Những ngôi nhà có cửa chính hướng về Đông Nam cần tránh không để cửa sập mạnh, không đào bới ở khu vực cửa chính trong năm 2013.

Người xưa rất sợ phạm Thái Tuế vì cho rằng điều này có
thể dẫn đến mất mát, rủi ro, bệnh tật, thương vong, tai ương và bế tắc
trong sự nghiệp. Bạn có thể phạm Thái Tuế theo nhiều cách, đầu tiên là
đối mặt vị thần này hoặc sinh vào năm nhất định:
- Đối mặt với Thái Tuế (chẳng hạn ngồi làm việc đối
mặt với hướng Thái Tuế trị vị, hoặc nằm ngủ đầu hướng về phía này) trong
một thời gian dài.
- Sinh vào năm Phạm Thái Tuế: trong năm 2013, các tuổi
phạm Thái Tuế là Tỵ, Hợi, Dần và Thân. Trong đó, tuổi Hợi phạm nặng nề
nhất vì đối đầu với Thái Tuế, tuổi Tỵ có cung tử vi là nơi Thái Tuế trị
vì, bị phạm nhẹ hơn một chút, vì vị thế này có thể sử dụng để đón nhận
hỗ trợ từ Thái Tuế còn tuổi Hợi và tuổi Thân bị phạm ít nhất.


Những người phạm Thái Tuế nói chung sẽ có một năm
không mấy trơn tru, mọi lĩnh vực như sự nghiệp, sức khỏe, quan hệ… đều
có thể bị ảnh hưởng.
Phạm Thái Tuế đồng nghĩa với việc khiến vị thần này
nổi giận (hoặc nói cách khác là năng lượng của bạn xung đột với năng
lượng của ngôi sao trị vì năm). Bạn cần thực hiện một số biện pháp giúp
Thái Tuế nguôi giận, và tránh tiếp tục đối đầu với vị thần này.
Mặc dù Thái Tuế được coi là một trong những điều mang
lại rủi ro của năm, ngôi sao này cũng mang lại một số điều tốt lành, nếu
phương vị của nó chịu ảnh hưởng của sao tốt trong Phi tinh.
Trong năm 2013, nơi Thái Tuế trị vị (cung Đông Nam) có
sao Tứ Lục (#4) chiếu, vì vậy vị thần này có thể mang lại vận may cho
các mối quan hệ, chẳng hạn thu hút sự giúp đỡ từ lãnh đạo có quyền lực
và người thực sự hữu ích với bạn. Tuy nhiên, nói chung ngôi soa này vẫn
mang lại rủi ro và cần cẩn thận với phương vị của Thái Tuế trong năm.
Thái Tuế bị quấy rầy khi bạn thực hiện những công việc lớn như sửa nhà
hay đốn cây nơi vị tướng quân của năm trị vì.
Các nguyên tắc cần tuân thủ trong năm 2013, khi Thái Tuế chiếu vào Đông Nam 3 (142,5 độ - 157,5 độ)

- Không ngồi làm việc đối mặt hoặc nằm ngủ đầu hướng
về phương vị của Thái Tuế (Đông Nam 3). Nên ngồi xoay lưng lại hướng này
để được Thái Tuế hỗ trợ.
- Tuyệt đối tránh đào bới đất hoặc sửa chữa ở phương
vị của Thái Tuế. Nếu khu vực này bị quấy rối, những người sống trong nhà
sẽ có một năm khó khăn, với nhiều tranh cãi và bệnh tật. Nếu không có
lựa chọn nào khác và bắt buộc phải tiến hành sửa chữa ở khu vực này, nên
tránh bắt đầu và kết thúc công việc ở đây. Có thể bắt đầu ở những khu
vực có sao tốt chiếu trong năm nay, chẳng hạn cung Bắc, Nam hoặc Đông
Bắc.
- Những ngôi nhà có cửa chính hướng về Đông Nam cần
tránh không để cửa sập mạnh, không tân tạo hay đào bới ở khu vực cửa
chính trong năm 2013.
- Xoa dịu Thái Tuế bằng cách đặt Tỳ Hưu - con thú yêu
của vị thần này - ở cung Đông Nam của ngôi nhà, hay mang theo người biểu
tượng Tỳ Hưu.

Các nhà chiêm tinh học Trung Quốc rất sợ sự nổi giận
của Thái Tuế vì theo họ không ai có thể thành công nếu dám thách thức vị
thần này. Hậu quả rất nghiêm trọng, bạn có thể mất việc làm, mất tiền
của hay thất bại trong công việc. Tất cả những điều này có thể xảy ra kể
cả nếu bạn vô tình ngồi đối mặt hoặc nằm ngủ đầu hướng về phương vị của
Thái Tuế. Nếu công việc của bạn mang tính cạnh tranh mạnh thì ảnh hưởng
của Thái Tuế càng tồi tệ hơn, vì kẻ thù sẽ chiến thắng bạn một cách dễ
dàng.
Tỳ Hưu chiếm một vị trí hết sức đặc biệt trong Phong
thủy vì sự tức giận của Thái Tuế chỉ có thể được xoa dịu bởi linh vật
này. Bày Tỳ Hưu tại công sở hay nhà ở của bạn giúp hóa giải mối đe dọa
này.
Tuế Phá

Tuế Phá là phương vị đối xung với Thái Tuế. Trong năm
2013, Tuế Phá chiếm một góc 15 độ ở Tây Bắc 1 (292,5 độ - 307,5 độ). Đây
là phương vị xấu của năm, cần tránh tu sửa, động thổ hoặc gây ồn.
Kích động Tuế Phá thường nhanh chóng mang tới rắc rối
về sức khỏe, nhất là với người già, người bệnh. Nếu nhất thiết phải tiến
hành tu sửa ở Tây Bắc 1, nên chọn ngày tốt và đặt một chuông gió kim
loại 6 ống giữa khu vực cần sửa và phần còn lại của ngôi nhà.
Tam Sát

Tam Sát có thể mang lại 3 loại tai họa: hủy hoại thanh
danh, tiền bạc và các mối quan hệ. Trong năm 2012, ngôi sao này chiếm
một góc 45 độ ở phương Nam. Vì vậy cần:
- Tuyệt đối tránh tu sửa ở khu vực Nam của nhà ở, văn phòng trong năm 2012.
- Không đục tường, gõ mạnh ở khu Nam của nhà ở nếu không thật cần thiết.
- Nếu nhất thiết phải tu tạo thì cần tránh bắt đầu hoặc kết thúc công việc này ở khu vực trị vì của Tam Sát.
- Không bật đài, tivi gây ồn ào ở khư vực này, tránh dập cửa mạnh.
- Với những ngôi nhà có vườn, không đào đất trồng cây, đào hồ ở khu vực Nam của toàn bộ ngôi nhà.
- Nếu phải xoay lại bàn làm việc trong năm nay, tránh
ngồi quay lưng về hướng Nam, mặt nhìn về Bắc, kể cả nếu Bắc là hướng tốt
theo quái số của bạn. Nên ngồi nhìn về Nam, nếu đó là hướng tốt của
bạn, để có thể đón trước những điều xấu.
- Nếu cửa chính hướng về Nam, đặt một đôi Nghê ngay phía trong cửa nhìn ra ngoài để bảo vệ ngôi nhà.
Hóa giải bằng cách đặt ba linh thú Kỳ Lân, Nghê và Tỳ Hưu ở cung Nam của ngôi nhà hoặc căn phòng.

- Kỳ lân kết hợp sức mạnh của rồng và ngựa, giúp cho
công việc kinh doanh và quan hệ cá nhân của bạn khỏi xấu đi quá mức, gây
mất tiền của, buồn rầu.
- Tỳ hưu giúp bạn tránh những quyết định sai lầm trong kinh doanh, gây mất tiền của.
- Nghê là người bảo vệ thanh danh của bạn, giúp chống lại các điều thị phi.

 Vải lụa với ưu điểm mềm mại sẽ thích hợp để bạn làm hoa hồng trang trí nhà bạn thêm lãng mạn, tươi sáng.


Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
- Vải làm hoa hồng: chọn vải có mặt bóng làm hoa cho đẹp (vải phi bóng, vải lụa,…)
- Vải dạ màu xanh làm lá
- Kim, chỉ, kim ghim, kéo
- Keo nến
Cách làm hoa hồng vải đơn giản mà đẹp 2Bước 1:
Trước tiên bạn cắt mẫu trên giấy, cắt hình chiếc lá có chiều dài 7cm. Tùy vào kích thước bông hoa bạn có thể tùy chỉnh chiều dài của mẫu. Đặt mẫu giấy trên vải và căn ke theo mẫu, để làm bông hoa bạn cần 7 cánh hoa hình chiếc lá.
Cách làm hoa hồng vải đơn giản mà đẹp 3Bước 2:
Gấp đôi tấm vải theo chiều dọc, dùng ghim giữ nếp vải. Bạn ghim cho tất cả 7 cánh hoa. Bạn có thể dùng bàn là là thẳng để lấy nếp.
Cách làm hoa hồng vải đơn giản mà đẹp 4Bước 3:
Tiếp theo gấp đôi cánh hoa, đánh dấu vị trí nếp gấp ở giữa. Đặt cánh hoa thứ 2 chồng lên trên cánh hoa thứ nhất sao cho điểm đầu của cánh thứ 2 bằn đúng vị trí nếp gấp giữa cánh hoa thứ nhất. Ghim giữ cố định.
Cách làm hoa hồng vải đơn giản mà đẹp 5Bước 4:
Tương tự bạn đặt cánh hoa thứ 3 chồng lên trên cánh hoa thứ hai, điểm đầu của cánh hoa thứ 3 tại trị trí nếp gấp giữa của cánh hoa thứ 2, và lần lượt như thế cho những cánh hoa còn lại. Sau đó bạn lấy kim chỉ khâu đường chỉ lược thưa dọc theo chiều dài 7 cánh hoa và cách mép vải 0,5cm. Kéo nhẹ sợi chỉ để vải rùn lại, đừng vội cắt bỏ sợi chỉ nhé.
Cách làm hoa hồng vải đơn giản mà đẹp 6Bước 5:
Lấy đầu dải vải cuộn tròn vào trong, tiếp tục cuộn tròn vào trong theo chiều kim đồng hồ đến hết dải vải. Khi cuộn bạn nhớ cuộn chặt tay để các cánh hoa đều nhau.
Cách làm hoa hồng vải đơn giản mà đẹp 7Bước 6:
Sau khi cuộn xong, bạn lấy sợi chỉ kéo chặt và khâu cố định bên dưới bông hoa, để bông hoa không bị bung ra ngoài.
Cách làm hoa hồng vải đơn giản mà đẹp 8Bước 7:
Làm lá cho bông hoa: bạn có thể dùng vải dạ (hoặc vải phi bóng) màu xanh cắt hình chiếc lá và khâu bên dưới bông hoa. Bạn có bông hoa hồng bằng vải thật dễ thương.

Bạn có thể làm thêm nhiều bông hoa cắm thành chậu hoa hồng rực rỡ.
Cách làm hoa hồng vải đơn giản mà đẹp 9
Hay làm thành bó hoa hồng xen cành lá giả kiểu bó hoa cưới trông thật lung linh.
Cách làm hoa hồng vải đơn giản mà đẹp 10
Cách làm hoa hồng vải như này không khó, chỉ cần sự tỉ mỉ và kiên nhẫn là bạn có chậu hoa hồng trang trí nhà trong dịp Tết năm nay rồi.
Cách làm hoa hồng vải đơn giản mà đẹp 11
Chúc các bạn thành công!

Nếu thích làm hoa hồng bằng chất liệu giấy nhún, bạn hãy chọn mẫu hoa hồng giấy đẹp như hoa thật này nhé!Cách làm hoa hồng vải đơn giản mà đẹp 12

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Với những món ăn sử dụng que xiên để nướng, bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây.


Xiên tre

Xiên tre hay gỗ thường chỉ sử dụng được một lần, nếu muốn sử dụng nhiều lần, trước khi nướng bạn hãy ngâm que xiên vào nước khoảng 30 phút, que xiên ngấm nước sẽ không bị cháy khi nướng.

Xiên kim loại

Xiên kim loại có ưu điểm là sử dụng được nhiều lần và dễ dàng chùi rửa. Khi mua nên chọn xiên hình xoắn hay vuông, chúng giúp thức ăn bám chặt hơn trong quá trình nướng.

Chú ý: Khi nướng thức ăn, mỗi loại thực phẩm có thời gian chín khác nhau, bạn không nên xếp lẫn chúng vào một xiên. Chẳng hạn như thịt bò thường mau chín hơn tôm, nếu muốn xiên chung hãy nướng thịt bò trước cho lên dĩa rồi mới tiếp tục nướng tôm.
Khi nướng bạn hãy xếp thực phẩm sát vào nhau, vừa giữ nhiệt tốt hơn và cũng là cách để que xiên (tre) ít bị cháy hơn.

Nên sử dụng hai xiên song song hơn là một xiên cho những món nướng có khối lượng lớn để lật trở thức ăn dễ dàng hơn.

Thức ăn bị cháy bám trên xoong, chảo có thể là kết quả của việc bạn nấu ăn với nhiệt độ quá cao, nấu quá chín hoặc không cho đủ nước vào xoong, chảo.


Nếu không vệ sinh sạch sẽ lớp cháy khét này, chúng sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của món ăn trong những lần nấu nướng sau và gây mất " thẩm mỹ” cho những chiếc xoong, chảo trong căn bếp của bạn.

Dụng cụ giúp bạn làm sạch lớp thức ăn cháy khét trên xoong, chảo bao gồm: muối, bàn chải cứng bằng nhựa, nước rửa chén, bột giặt, khăn mềm, bột baking soda, thuốc tẩy, dầu thực vật và nước sốt cà chua.

Cách vệ sinh được thực hiện theo từng chất liệu của xoong, chảo. Cụ thể như sau:

1. Đối với xoong, chảo làm bằng thép không gỉ

Cho nước vào ngập hết phần thức ăn đã bị cháy trong xoong, chảo. Tiếp tục cho thêm 1 tách muối vào nước và khuấy đều tay để chúng tan hoàn toàn rồi ngâm trong vòng 1 giờ.

Miếng bùi nhùi rửa chén bằng nhựa sẽ giúp bạn làm sạch lớp thức ăn bị cháy một cách hiệu quả mà không làm trầy xước bề mặt của xoong, chảo. Nếu như những vết thức ăn bẩn không bong tróc sau khi đã được ngâm nước muối, bạn có thể đặt xoong, chảo đang ngâm nước muối lên bếp và đun sôi. Sau đó, tiếp tục ngâm khoảng 1 giờ cho đến khi  xoong, chảo nguội trước khi đun sôi chúng lại một lần nữa. Khi nước muối đã nguội hoàn toàn, bạn hãy dùng miếng rửa chén để chà sạch những vết thức ăn bị cháy.

2. Đối với xoong, chảo tráng men

Rắc một lớp bột giặt thật dày lên đáy xoong, chảo. Đặt một chiếc khăn sạch đã thấm ướt nước lên trên lớp bột giặt và để yên trong vài giờ. Sau đó, bạncó thể rửa lại xoong, chảo tráng men bị bám cháy thức ăn và dùng miếng rửa chén để chùi sạch những vết bẩn.

3. Đối với xoong, chảo chống dính

Để làm sạch lớp thức ăn bị cháy đang bám dính trên xoong, chảo chống dính, bạn có thể trộn hỗn hợp gồm 2 muỗng canh bột soda baking, 1 chén rưỡi thuốc tẩy với 1 chén nước. Cho hỗn hợp này vào nồi, đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ chúng ra ngoài và rửa sạch lại xoong, chảo bằng nước ấm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm sạch xoong, chảo chống dính bằng hỗn hợp nước xà phòng được pha từ 1 muỗng canh nước rửa chén với khoảng 700ml nước ấm. Dùng khăn sạch để lau khô xoong, chảo. Tiếp tục thoa một lớp dầu thực vật lên trên bề mặt chống dính để bảo vệ chúng không bị trầy xước.

4. Đối với xoong, chảo làm từ đồng


Đồng phản ứng rất nhanh với chất a-xít, do đó, hãy rải đều nước sốt cà chua lên bề mặt thức ăn bị cháy đang bám trên xoong, chảo. Sau 30 phút, dùng miếng rửa chén chà sạch lớp thức ăn đang bám chặt. Tiếp tục rửa sạch xoong, chảo bằng nước rửa chén rồi lau sạch và để khô.

5. Một số điểm cần lưu ý

Cần ngâm xoong, chảo ngay khi bạn phát hiện ra thức ăn bị cháy. Càng để lâu càng khó làm sạch.

Dùng nước rửa chén để rửa sạch xoong, chảo sau khi đã chùi sạch lớp thức ăn bị cháy khét bằng thuốc tẩy. Phải chắc chắn rằng thuốc tẩy không còn bám trên các vật dụng nấu nướng vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Giữ cho thịt bò luôn được mềm, không bị khô chính là yêu cầu quan trọng nhất khi chế biến các món ăn từ loại thịt bổ dưỡng này.


Để có những món ngon hoàn hảo chế biến từ thịt bò, bạn hãy chú ý một số bí quyết sau:

1. Thái thịt bò phù hợp với nhu cầu chế biến món ăn

Độ mềm và ướt của miếng thịt bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật thái thịt của bạn. Miếng thịt sẽ cứng hơn khi chúng có quá nhiều sớ thịt. Ngược lại, càng có nhiều mỡ, thịt càng nhiều nước. Những miếng thịt bò mềm nhất (xếp theo thứ tự giảm dần) bao gồm: thịt thăn, phần thịt dọc hai bên xương dẹt, phần thịt thăn ở lưng, thịt sườn, thịt nạc vai. Miếng thịt có dính kèm chút ít xương sẽ có mùi vị thơm hơn.
2. Biết kết hợp giữa chất lượng và mục đích

Nếu nấu những món thịt bò đơn giản, không có nhiều nước sốt, bạn nên chọn loại thịt có chất lượng tốt nhất. Đối với món hầm hoặc những món dùng kèm với nước sốt, có thể chọn những loại thịt rẻ tiền hơn.

3. Chú ý đến loại thịt bò

Có 3 loại thịt bò ngon gồm: loại thượng hạng, loại ngon và loại có chất lượng. Độ ngon của thịt bò được xác định dựa trên tỷ lệ giữa lượng mỡ và nạc có trong miếng thịt. Khối lượng mỡ bao quanh miếng thịt bò có tác dụng giữ cho thịt luôn ẩm. Miếng thịt bò mềm nhất sẽ có lượng mỡ phân bố đều khắp chứ không chỉ là phần mỡ nằm ở phần rìa cạnh bên ngoài. Lượng mỡ trong thịt rất quan trọng bởi khi nấu, chất béo sẽ tan chảy, làm tăng hương vị và lượng nước cho món ăn. Thịt bò thượng hạng có tỷ lệ  tốt nhất giữa lượng mỡ và thịt, do đó, chúng cũng là loại thịt mềm và ngon nhất.

4. Chọn mua những miếng thịt có màu tươi, sáng

Khi mua thịt, bạn nên chọn những miếng thịt có độ săn chắc và màu đỏ tươi. Thịt bò đã chuyển sang màu đỏ sậm hoặc nâu là loại thịt cũ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý là thịt của những con bò già sẽ mềm và nhão, các thớ thịt sẽ không săn chắc.

5. Giữ thịt luôn tươi

Sau khi mua thịt, nếu không sử dụng ngay trong ngày, bạn nên dùng màng bọc thực phẩm để bao kín miếng thịt rồi cho chúng vào trong túi có khóa kéo và giữ lạnh.

6. Ướp thịt để làm tăng hương vị

Khi sơ chế thịt trước khi nấu, bạn nên dùng một chiếc khăn ẩm lau khô miếng thịt và ướp chúng bằng những loại nước sốt đơn giản, phù hợp với khẩu vị. Nước sốt sẽ làm thịt mềm và có mùi vị thơm ngon hơn. Thậm chí chỉ cần cho vào thịt chút xíu muối và tiêu là đã đủ để món thịt có mùi vị dễ ăn hơn. Tuy nhiên, một hỗn hợp gồm rượu, dầu ô-liu, nước cốt chanh và một ít gia vị, thảo mộc tươi (theo ý thích và khẩu vị của bạn) sẽ là loại nước sốt tuyệt vời giúp bạn ướp thịt, để qua đêm, phục vụ cho món ăn của ngày hôm sau.

7. Nấu chín hoàn toàn

Trước khi nấu thịt bò, hãy lấy chúng ra khỏi tủ lạnh, để ở nhiệt độ bình thường trong phòng. Làm như thế sẽ giúp thịt chín đều và kỹ hơn.

8. Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý trong khi nấu

Cách nấu là yếu tố chính ảnh hưởng đến độ mềm và mùi vị thơm ngon của thịt. Đối với phần lớn các món làm từ thịt bò, dù được thái theo kiểu nào thì cũng chỉ nên nấu với nhiệt độ khoảng 55 độ C nếu muốn chín tái và khoảng 60 độ C nếu muốn chín vừa. Nếu nhiệt độ cao hơn, thịt sẽ bị khô.

9. Rang khô rồi quay

Một trong những phương pháp khá tốt để nấu thịt bò chính là rang sơ phần thịt bên ngoài trong một chảo gang nóng, có tráng chút dầu ô-liu. Sau đó, tiếp tục cho thịt vào lò vi sóng để quay với nhiệt độ khoảng 200 độ C. Trong quá trình rang, bạn chỉ cần dùng kẹp (không được dùng nĩa) để lật trở miếng thịt chỉ một lần duy nhất. Lưu ý, sau khi rang xong, nếu được thái đôi, tất cả nước thịt ở bên trong sẽ chảy ra ngoài.

10. Để thịt nguội mới cắt

Sau khi nhấc nồi thịt ra khỏi lò, bạn nên để khoảng 5 phút cho thịt nguội rồi mới thái và phân chia đều phần nước thịt cho từng phần ăn.
Nếu được kết hợp đúng cách, rượu vang sẽ góp phần làm tăng hương vị cho món ăn.


Sau đây là một số hướng dẫn giúp bạn biết cách kết hợp rượu vang với những loại thực phẩm khác nhau.

1. Rượu vang đỏ

Rượu vang đỏ có chứa tannins nên sẽ không phù hợp với các loại cá, hải sản hoặc những món có chứa kem. Đặc biệt là đối với món cá, nếu bạn dùng vang đỏ để nấu, chúng sẽ có mùi vị khó chịu, giống như vị kim loại.

Rượu vang đỏ chỉ thích hợp với các loại thịt đỏ như thịt bò, bê hoặc cừu. Ngoài ra, chúng còn là chọn lựa hợp lý nhất đối với những món mì dùng chung với nước sốt cà chua.

2. Rượu vang trắng

Lượng a-xít tự nhiên có trong những loại rượu vang trắng như Sauvignon Blanc sẽ phù hợp với các loại hải sản. Vang trắng làm từ giống nho Chardonnay có thể dùng chung cho những món ăn chế biến từ thịt gà, vịt, heo và những món có kem.

3. Champagne

Champagne cũng là một loại vang, thích hợp với hầu hết các món ăn. Loại rượu sủi tăm này có thể được dọn kèm với cả những món chiên giòn hoặc có nhiều gia vị.

4. Rượu Port
Port là loại vang đỏ có vị ngọt nặng, khá nổi tiếng của Bồ Đào Nha được đánh giá là loại rượu tráng miệng tuyệt vời. Do đó, bạn nên dùng Port với trái cây và phô mai. Những món ăn có thể kết hợp với loại vang này là sô-cô-la, các loại quả hạch, chà là, bánh pa-tê.

Cá là nguyên liệu thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên vẫn có nhiều người không thích ăn cá với hai lý do: mùi tanh và nhiều xương.


Vì vậy, khi chế biến cần chú ý một số chi tiết sau:

1/ Khắc phục mùi tanh: chú ý trong từng giai đoạn sơ chế, lựa chọn gia vị tẩm ướp, ăn kèm cũng như phương pháp chế biến phù hợp. Giai đoạn sơ chế quan trọng ở khâu chọn nguyên liệu. Cá còn sống hoặc còn tươi thì ít tanh hơn cá chết hoặc chết lâu mà không được bảo quản tốt. Với cá  biển, nên chọn cá tươi, da, vảy còn bám chặt vào thân, mắt cá trong, mang đỏ và thân cá còn độ đàn hồi, rắn chắc. Khi làm cá, nên rửa cá hoặc xát muối vào thân cá, rửa bỏ hết máu tanh ở bụng và máu đọng dọc xương sống cá, bỏ mang cá. Với cá lóc cần lạng bỏ phần da và vảy cá. Chú ý với hai vảy tanh ở sát đầu cá, phải loại bỏ cũng như bỏ chỉ tanh ở sát xương sống lưng của cá. Tùy theo từng món chế biến, khi ướp cá có thể ướp với vài giọt chanh nhằm giúp mất mùi tanh. Một số món chiên có xốt chua ngọt hoặc làm nước mắm, có thể thêm gừng giúp khử tanh (như trong món cháo cá, cá chẽm chiên xốt chua ngọt, món cá trê chiên ăn với nước mắm gừng). Sau khi sơ chế, cần thấm khô cá rồi mới chế biến để giảm mùi tanh.

2/ Chọn cá phù hợp cách chế biến: cần phân biệt những loại cá nhiều xương và cá ít xương. Các loại cá ít xương có thể kể: cá chẽm, cá hồi, cá hú, cá bông lau, cá ba sa, cá chim, cá đuối. Các loại cá này có thể chế biến các món chiên, nấu canh, kho, nướng rất ngon. Khi chế biến có thể để nguyên con, cắt khúc hoặc lạng phi-lê, chỉ lấy phần thịt. Với các loại cá nhỏ như cá kèo, cá bống trứng, cá cơm, cá nục, cá linh có thể chiên giòn nguyên con hoặc kho rục với nước dừa. Các loại cá này có xương mềm nên thường chỉ bỏ phần xương sống là có thể ăn dễ dàng. Với các loại cá có nhiều xương như cá sặt, cá rô, cá trê thường chiên giòn, nướng hoặc luộc, lấy thịt cá để nấu cháo, nấu canh.

3/ Lưu ý, khi chế biến nếu không khéo các món ăn dễ bị vỡ, nát vì thịt cá mềm. Nếu làm món cá chiên, nên để thật ráo, sau đó tẩm cá qua một lớp bột tẩm khô (bột năng, bột mì, bột chiên giòn) rồi chiên. Khi chiên cần để chảo dầu nóng, cho cá vào chờ vàng một mặt mới trở cá bằng cách nâng nguyên miếng cá hoặc cả con cá lên nhẹ nhàng. Trở sang mặt còn lại, tiếp tục chiên vàng. Nhiệt độ dầu chiên lúc đầu nóng già, khi cá hơi vàng thì bớt lửa để cá chín đều. Với các món cá kho, chú ý tẩm ướp với gia vị, nước màu cho cá thật thấm. Khi bắt đầu kho thì không đảo, trộn nhiều, cũng không để nước kho cá sôi mạnh dễ làm cá vỡ nát. Với món luộc hoặc hấp thì cá vừa chín lấy ra dùng nóng, không hấp hoặc luộc quá kỹ làm cá nát đồng thời thịt cá bị khô, mất đi độ ngọt.

Mực khô hay mực một nắng ngoài cách phổ biến là nướng, còn có thể chế biến thành nhiều món ngon như chiên, xào, hay làm rối.


Mực một nắng

Mực một nắng (mực ải) có thể nướng, hấp, xào hoặc chiên vàng. Mực một nắng làm chả rất ngon, bạn chỉ việc bằm nhỏ mực, trộn với giò sống, tiêu, muối, nước mắm, viên lại cho tròn, chiên hay nướng đều thơm ngon.

Bạn cũng có thể ướp mực với tương ớt, đường, bột nêm rồi dùng que tre xiên mực, nướng trên than hồng rất thơm. Mực cắt tỉa hoa rồi xào với rau củ như ớt Đà Lạt, dưa leo, đậu, cần tây ăn kèm cơm trắng cũng là món rất tuyệt.
Mực khô

Mực khô ngon nhất vẫn là nướng, hoặc ngâm nước cho nở, rồi cắt mỏng làm món mực xào với các loại rau củ.

Người Bắc hay làm món mực rối, với các nguyên liệu như trứng, giò lụa, tôm khô, thịt gà, nước dùng gà, xu hào, cà rốt, su su… Mực ngâm cho nở mềm, cắt sợi nhỏ, xào cho sợi mực cuộn rối lại. Trứng vịt tráng mỏng, cắt sợi nhỏ. Giò lụa cắt sợi. Tôm khô rửa sạch, để ráo xào cho mềm, giã giập, đảo lại trong chảo cho khô. Thịt gà luộc xé sợi. Xu hào, cà rốt, su su cắt sợi, cho vào nồi nước dùng gà, nấu chín, vớt ra, để riêng. Khi dùng, trộn mực + trứng + giò lụa + tôm khô + thịt gà + xu hào + cà rốt + su su với nhau. Nêm thêm gia vị cho vừa miệng ăn.

Để mực chiên được vàng và đẹp

Khi chiên mực, muốn được vàng (màu cánh gián) nên tẩm ướp mực với nước mắm thay vì muối và các gia vị khác.

Muốn mực đẹp sau khi nấu, hãy khía (rạch) những đường thẳng xéo nhau theo hình răng cưa, khi cắt nhớ cắt ngược với chiều đã khía, mực chín sẽ tạo thành cánh hoa rất đẹp.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Ba món ăn dưới đây có cách làm đơn giản nhưng lại chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. 
Đây là món ăn dành riêng cho trẻ bởi ngoài màu sắc bắt mắt món còn dễ ăn, ít ngán, thịt mềm và có độ ngọt tự nhiên. 

Món xiên nướng 



Nguyên liệu 

Bò phi lê: 100g, Cá lóc phi lê: 100g, hành tây, cà tím, cà chua, mỗi thứ 20g, ớt xanh Đà Lạt: 25g, đậu bắp: 15g, cà chua bi: 2 trái, khoai tây: 100g, que xiên, tương cà, tương ớt. 

Thực hiện 

Thịt bò phi lê thái miếng vừa phải và dùng búa chuyên dùng đập mềm, sau đó ướp cùng gia vị gồm: Dầu hào, dầu ăn, dầu mè mỗi thứ 1 muỗng canh. 

Cá phi lê thái mỏng ướp cùng gia vị gồm: 1 muỗng canh tương cà, 1 muỗng café tương ớt, 1/2 muỗng cafe đường, 1 muỗng café dầu ăn. Các loại rau củ (trừ khoai tây và cà chua bi) rửa sạch rồi thái miếng vuông và trộn chung vào với nước gia vị của cá và thịt bò. 

Dùng que xiên các nguyên liệu xen kẽ nhau tạo thành que xiên màu sắc bắt mắt (cá xiên 1 que và thịt bò xiên 1 que). Cho hai que xiên đã ướp gia vị nướng trên bếp than khoảng 2 phút là được (trong khi nướng nên đảo liên tục để nguyên liệu chín đều). Khoai tây gọt vỏ thái que và chiên vàng.. 

Thưởng thức 

Món chấm cùng muối tiêu chanh và ăn kèm cùng khoai tây chiên là hấp dẫn nhất. 

Gỏi cổ hũ dừa 



Nguyên liệu 

Cổ hũ dừa: 60g, thịt bò: 60g, cà rốt: 3g, ớt khô: 1/2 muỗng cafe, rau răm: 5g, hành tây: 20g, đậu phộng: 20g, bành bò pía: 1 cái. 

Hành phi, nước cốt chanh, nước mắm, đường, dấm trắng, dầu ăn, tiêu, muối, màu điều. 

Thực hiện 

Thịt bò mua loại mềm, thái miếng mỏng ướp cùng gia vị gồm ớt khô, màu điều, đường mỗi thứ 1/2 muỗng café, 1 muỗng cafe dầu ăn, 1/4 muỗng cafe muối và ít tiêu. Thịt bò ướp khoảng 5 phút rồi cho vào chảo dầu nóng xào nhanh tay. Có hũ dừa rửa thật sạch và ngâm trong nước muối khoảng 7 phút sau đó vớt ra xé nhỏ. Cà rốt, ớt thái sợi, rau răm rửa sạch thái khúc, hành tây lột vỏ, bào mỏng. Đậu phộng rang chín tẩy vỏ để nguyên hạt. 

Cách làm nước trộn gỏi : Cho nước mắm, 2 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng cafe đường, 1 muỗng cafe dấm trắng vào tô khuấy đều sau đó cho các nguyên liệu vào đảo đều cho thấm. Nguyên liệu sau khi thấm gia vị cho vào bánh bò pía đã chiên giòn và rắc đậu phộng lên trên (để bánh bò pía tạo hình thành cái chén bạn nên cho bánh vào vợt vớt hủ tiếu chiên trong chảo ngập dầu). 

Cách làm nước chấm : Giống như công thức làm nước trộn gỏi nhưng thêm 1 muỗng nước chanh dây vào khuấy đều. 

Thưởng thức 

Món thích hợp ăn khai vị. 

Bò cuộn mía nướng 



Nguyên liệu 

Đây là món mới của nhà hàng Barbecue Garden, công thức của món ăn đơn giản nhưng khi ăn sẽ cảm nhận được vị lạ. Chính độ ngọt dịu của mía lau hòa quyện cùng độ ngọt của thịt bò, mùi thơm của hành tây, của các gia vị mang đến cho món ăn một hương vị hấp dẫn. 

Bò phi lê: 100g, mía lau: 30g, cà chua: 1/2 trái, hành tây: 1 củ nhỏ, rau xà lách: 20g, hành lá, cà rốt, mỗi thứ 15g, lá đinh lăng, tỏi băm, dầu ăn, màu điều, tương ớt, muối. 

Thực hiện 

Thịt bò phi lê mua loại tươi, thái mỏng, chia thành 8 miếng và ướp cùng gia vị gồm: 1 muỗng canh dầu ăn, màu điều, tương ớt, tổ băm mỗi thứ 1 muỗng cafe, muối, đường, ngũ vị hương mỗi thứ 1/4 muỗng cafe và chút tiêu, ướp trong 10 phút. Mía lau tước vỏ và chẻ làm 8. Hành tây lột vỏ thái miếng dài khoảng 5cm. Trải thịt bò đã ướp trong 1 cái đĩa sau đó cho hành tây lên rồi cuộn tròn cùng mía lau và buộc bằng hành lá đã trần qua nước sôi. Cho bò cuộn mía lau nướng trên bếp than khoảng 2 phút. 

Lưu ý: khi làm món bò cuộn mía lau phải cuộn thêm hành tây bên trong vì hành tây giữ nước tốt sẽ không làm miếng thịt bò bị khô và tạo được vị ngọt tự nhiên). 
Nguyên liệu: 300g cá tươi (cá quả hoặc cá basa), 10 cánh nấm hương, một củ hành tây bé, 1/2 quả cà chua, 2 cây tỏi lấy phần trắng, tương ớt, thì là, hành hoa, thái khúc. Gia vị: Dầu hào, tiêu muối, bột gà, dầu mè, bột ngọt rượu nấu, tỏi băm.

Cá xào hành nấm nóng hổi ăn với cơm sẽ là thực đơn hấp dẫn cho bữa tối đầu tuần.
Cách làm:
- Cá lăn qua bột mì khô chiên hơi vàng mặt. Gắp ra.
- Cho tỏi vào phi thơm, cho lần lượt hành, tỏi tây rồi nấm, cà chua vào đảo đều, khoảng 3 phút.
- Cho cá và các gia vị, dầu hào, tương ớt vào đảo nhẹ tay, cho một chút nước dùng, xuống bột năng cho sánh.
- Cho hành hoa và thì là vào, rắc một chút tiêu bột.
 Nằm trên con đường mới Vũ Phạm Hàm, Nhà hàng Mường Hoa Viên đã thu hút một lượng khách khá đông với những món ăn đặc trưng của vùng Tây Bắc, không gian ngồi riêng biệt và bãi đỗ xe rộng rãi…

 Nhà hàng ngon tại hà nội
Với không gian là những phòng ăn riêng biệt được thiết kế và trang trí hài hòa , tiện nghi thoải mái, có máy lạnh. Nhà hàng Mường Hoa Viên phục vụ các món ăn thông dụng đến các món ăn đặc sản Rừng. Đáp ứng nhu cầu khách hàng dùng tiệc từ 2- 30 người. Mang một phong cách mới không ồn ào mà ấm cúng , lịch sự và sang trọng.

Nhà hàng Mường Hoa Viên là nơi rất phù hợp tổ chức các bữa liên hoa bạn bè, đồng nghiệp, bữa tiệc sinh nhật hay những bữa tiệc hẹn hò..
Ngoài ra với không gian rộng rãi thoáng mát sang trong và lịch sự , nhà hàng còn là điểm đến cho quý khách có nhu cầu tổ chức các bữa tiệc thật sang trọng và ý nghĩa.

Và để đáp ứng các món ăn cho khách hàng được đầy đủ, Nhà hàng Mường Hoa Viên đã bổ xung thêm các món ăn mới như: Lợn mán, ba ba, gà núi, gà đen h’mông , ngỗng, thỏ, ếch, gà chọi… lẩu các loại, đa dạng và phong phú.


Đến với Nhà hàng quý khách sẽ được thưởng thức các hương vị độc đáo của rừng thấy được phong cách tổ chức và phục vụ chuyên nghiệp. Với đội ngũ đầu bếp cao cấp nhân viên phục vụ nhiệt tình sẽ đem đến sự ngon miệng, thoải mái cho quý khách.
Sườn non hầm cùng một số vị thuốc đông y như táo tàu, kỳ tử..., thả thêm rau tươi. Món lẩu ăn nóng.

Nguyên liệu
- 300g sườn non hoặc móng lợn
- 100g củ sen
- Táo tàu, quy bào, kỳ tử, cam thảo, hoài sơn
- Rau cải cúc, cải xoong
- Hạt nêm, tiêu xay.
Cách làm
- Rau cải cúc, cải xoong nhặt rửa sạch với nước pha muối, để ráo. Củ sen gọt vỏ thái khoanh.
- Sườn rửa sạch chặt miếng vừa ăn. Cho sườn vào nồi nước hầm với củ sen, táo tàu, quy bào, kỳ tử, cam thảo, hoài sơn cho mềm, thêm chút hạt nêm vừa ăn.
Ăn nóng với rau cải cúc, cải xoong rất ngon.
Món ăn chống ngán rất tốt cho ngày tết, vị ngon độc đáo của món ăn làm cho bữa ăn của gia đình thêm rộn rã.

Nguyên liệu:
- 2 chiếc đùi gà
- 2 cây hành lá, 10gr gừng, 10gr quả sơn trà, 3 lá nguyệt quế, 3 nhánh hoa hồi, 20gr hạt kỳ tử
- 30ml rượu trắng, 10gr đường, 15gr muối
- Giấy bạc.
Cách làm:

- Lọc bỏ phần xương rồi ướp thịt gà với 1 chút muối nhé!
- Giờ thì cuộn và bọc thịt gà bằng giấy bạc rồi nướng ở 150 độ C trong 10 phút cho thịt chín nhé!
- Ngâm hành lá, gừng, quả sơn trà, lá nguyệt quế, hoa hồi, hạt kỳ tử trong 1,5l nước nóng khoảng 5′. Sau đó, cho thêm chút rượu và đường vào rồi đun sôi trên bếp.
- Đợi thịt nguội, bóc giấy bạc ra rồi ngâm thịt vào hỗn hợp nước vừa pha ở bước 3 trong 1 ngày và để trong tủ lạnh nhé!
- Sau khi ngâm xong, vớt thịt gà ra và cắt miếng thưởng thức nào!
- Trang trí thêm mỗi miếng thịt gà một hạt kỳ tử cho đẹp ná!
Lần đầu tiên tôi được đến Bãi Gốc, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa (Phú Yên) để ngắm một bãi biển với vẻ đẹp tự nhiên và hoang sơ. Thật thú vị và bất ngờ giữa một động cát mênh mông nắng nung chói chang lại có một bãi biển đẹp hút hồn du khách. 
Bãi Gốc nằm trên một địa hình rộng bằng phẳng trải dài trên 5 Km nối với bãi Bàng và nam Vũng Rô. Bãi và bờ biển có độ dốc thoai thoải, cát mịn trắng phau, mặt nước biển luôn trong xanh yên ắng tựa như mặt nước hồ thu. Trưa hè, vừa đặt chân tới bãi biển là muốn nhảy ùm xuống nước để thỏa thích ngụp lặn, hít thở không khí trong lành, đắm mình sảng khoái trong làn nước mát rượi mơn man thịt da.

Mực ống hấp. Ảnh: Mạnh Minh Tâm
Nhưng có lẽ hấp dẫn hơn là sau cuộc thư giãn là được thưởng thức những món đặc sản của các ghe thuyền đánh bắt tại đây đưa vào bờ với các loài tôm cá còn tươi hấn, vẩy đành đạch như: cua ghẹ, tôm, cá thu ảu, cá mú đỏ, cá nục ú, quỳnh đế, mực ống, mực nang…được các quán chế biến tại chỗ và theo nhu cầu của khách. Trong thực đơn các loài đặc sản biển từ bãi Gốc có một món mà người ăn cảm giác lạ miệng, bụng no, mắt vẫn thèm thuồng. Đó là món mực ống ăn ghém với lá mà ca.

Đĩa rau với nhiều lá mà ca. Ảnh: Mạnh Minh Tâm
Trong dân gian có câu: “Ăn trái mà ca uống ba thang thuốc, ăn trái mào gà vác cuốc đi chôn”. Cây mà ca và mào gà là hai loại cây hoang dại bụi bờ, thân cây chỉ làm củi đốt nhưng trái của nó ăn nhiều sẽ gây ngộ độc và bệnh sốt rét. Không ngờ người dân tại đây lại dùng lá mà ca để ăn ghém với mực ống. Lá mà ca vị chát và ngon ngót thơm như lá đinh lăng. Mực ống bỏ vào nồi hấp vớt ra đĩa còn hâm hấp nóng, lá mà ca rửa sạch cuốn với bánh tráng Hòa Đa, chấm với nước mắm nguyên chất Hòn Yến. Bánh tráng nhúng nước ướt đều đặt trên mâm, trải lót lá mà ca trên bánh tráng, gắp mực ống xếp chồng lên rau.
Mỗi con mực với lá mà ca thành một cuốn, chấm với chén nước mắm “rin” dằm với trái ớt sẻ xanh. Thịt mực ngọt, lá mà ca chát át mùi tanh của mực, chấm trong nước mắm cay và thơm. Ngọt thơm, chát cay, ăn xong cuốn này muốn thêm cuốn nữa. No “cành hông”, du khách có nhu cầu nghỉ trưa leo lên cánh võng được mắc sẵn dưới những tán bàng và rừng dương “phèo” một giấc, chiều lên xe trong tâm trạng khoan khoái.
Về nhà rồi vẫn nhớ hoài món mực hấp ăn ghém với lá mà ca ở Bãi Gốc.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Sò là hải sản vừa ngon, vừa là món ăn bổ dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất, nó còn được ưa chuộng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. “Sò huyết rang me” sẽ đem đến cho bạn một hương vị chua ngọt, đồng thời tạo cảm giác hấp dẫn, ngon miệng khi thưởng thức.




Nguyên liệu:

- 400g sò huyết

- 2 thìa dầu ăn, 2 thìa me hột, 5 thìa nước

- 1 thìa đường thốt nốt; 1 quả ớt sừng, băm nhỏ

- 3-4 tép tỏi, băm nhỏ

- Nước mắm

- Rau mùi, thái nhỏ

Các bước thực hiện:

Bước 1

Sò huyết rửa sạch nhiều lần với nước sạch.

Bước 2

Hòa me hột với nước và đường thốt nốt (có thể thêm đường lúc sau nếu nếm thấy chưa đủ ngọt). Lọc hoặc gạn bỏ hạt.

Bước 3

Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho ớt và tỏi vào phi thơm rồi cho sò vào, đảo đều cho sò trộn với dầu ăn rồi rưới hỗn hợp nước me vào, thêm mắm (dùng vừa phải, không nên làm mặn quá). Liên tục đảo sò khoảng vài phút đến khi nước me sệt lại và thử dùng đũa mở nắp sò thấy dễ dàng là sò đã chín. Nếm lại món ăn cho vừa khẩu vị rồi cho rau mùi vào trộn đều.
Design by Hao Tran -