Hiển thị các bài đăng có nhãn Món ăn của trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Món ăn của trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Bạn đã từng nghe rằng không nên cho muối, đường vào món ăn của trẻ chưa được 1 tuổi. Vậy còn việc thêm các loại thảo mộc và gia vị để món ăn của bé thêm hấp dẫn thì sao?


Đường và muối không phải là gia vị duy nhất, nhiều cha mẹ đã bỏ qua các loại gia vị và thảo dược để đa dạng hóa các hương vị các món ăn của bé. Lợi thế tuyệt vời của những món ăn được chế biến tại nhà là bạn có khả năng tạo ra các món ăn ngon miệng của bé bằng cách sử dụng các loại gia vị và rau thơm, thảo dược. Vì vậy, bạn nên tận dụng những tiện ích, tính linh hoạt của các thực phẩm chế biến tại nhà, và sử dụng các loại thảo mộc cùng các gia vị hàng ngày để đa dạng thức ăn của trẻ. Đây là một cách tuyệt vời để giúp bé phát triển vị giác và làm quen với vị các loại thức ăn của gia đình.

Khi chế biến thức ăn, bạn có thể cho bé thử nhiều vị khác nhau hoặc có thể đa dạng hóa các món ăn chứ không chỉ với những loại được tìm thấy trên thị trường. Hầu hết các loại thực phẩm cho bé trên thị trường đều ít bổ sung các loại thảo mộc và gia vị. Ở nhiều nước, trẻ được làm quen với gia vị từ khi tập ăn. Tại Ấn Độ chẳng hạn, họ lựa chọn thêm một chút cà ri, gia vị vào thức ăn của em bé rất sớm. Các gia đình người Thái Lan thường kết hợp sữa dừa, sả, me và thậm chí cả ớt khi cho em bé của mình ăn thức ăn cứng.

Phần lớn các bác sỹ nhi khoa khuyên bạn nên đợi cho đến khi bé được 8 tháng tuổi trở lên mới cho bé làm quen với các loại gia vị và thảo dược để giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa . Các loại gia vị, thảo mộc tươi hoặc khô bạn đều có thể thêm vào thức ăn của em bé. Đây là một cách tuyệt vời để cung cấp hương vị thú vị mà không cần dùng đường hoặc muối. Chúng không chỉ có tác dụng làm tăng hương vị của món ăn mà còn có tác dụng kháng khuẩn và chống ôxy hóa.

Nếu mẹ ăn các loại gia vị trong khi cho con bú thì bé có thể đã được làm quen với một số mùi vị. Điều quan trọng là nên tập cho bé ăn từng loại gia vị, với lượng nhỏ và trong một khoảng thời gian nhất định (4 - 6 ngày) rồi mới giới thiệu loại gia vị hay thức ăn khác để biết chính xác bé có dị ứng với thực phẩm nào không.

Gia vị đa dạng với ớt, hạt tiêu, tỏi, hành, gừng, riềng, nghệ, rau mùi, thì là,...  Một nhánh tỏi, một lát gừng mỏng có thể được nghiền nhỏ để cho vào các món như bí đỏ, thịt gà trong khi nấu. Bột nghệ, rau mùi, rau thì là có thể cho vào món súp khoai, thịt bò, cháo cá,...

Bột ớt, hạt tiêu đen là những gia vị nóng, có thể cho bé làm quen sau khi bé được 18 tháng, tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích của bé. Tuy nhiên, chỉ nên cho bé làm quen với một lượng rất nhỏ. Tránh các loại ớt xanh, ớt tươi xay vì có thể làm lưỡi trẻ bị bỏng và ảnh hưởng tới dạ dày.
Hãy tham khảo những cách đưa gia vị vào những món ăn hàng ngày cho bé.

Trái cây
Nước táo: sử dụng quế, vani

Nước lê: thêm chút gừng, quế hoặc vani

Có thể sử dụng quế, gừng vào các món chuối
Sữa : có thể kết hợp với bạc hà, quế

Rau, quả

Khoai lang: sử dụng với quế. Bí ngô: sử dụng gia vị quế, gừng và vani
Món cà rốt: thêm gia vị tỏi, húng quế
Cháo hoặc soup đậu xanh: kết hợp với bột tỏi. Các món khoai tây nghiền: sử dụng với thì là hay tỏi

Thịt

Nấu súp, cháo thịt gà, bạn có thể thêm quế hoặc rau mùi, bột tỏi, húng quế, vỏ chanh, hạt tiêu, húng quế
Với các món từ thịt bò kết hợp với tỏi, vỏ cam và hạt tiêu. Những món ăn được chế biến từ bột thịt bò, bạn có thể dùng với hành tây và hạt tiêu. Ngoài việc thay đổi hương vị một món ăn thì các gia vị và thảo mộc còn có những công dụng khác. Ví dụ, gừng tốt cho việc điều trị các rối loạn về dạ dày. Quế  tốt cho việc điều trị các rối loạn bụng, tiêu chảy, có thể chống nấm và chống vi khuẩn. Tỏi chống kháng sinh, tốt cho huyết áp. Rau mùi kích thích sự ngon miệng, và hạn chế đau khớp. Cây thì là tốt với trẻ đau bụng, tiêu hóa khó khăn. Bạc hà kích thích tiêu hóa, tốt cho đường hô hấp.
Design by Hao Tran -